KHÁM PHỤ KHOA LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?

Tại sao phải khám phụ khoa?

Phụ khoa là từ dùng để chỉ những bộ phận liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng).

Các cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp lại đảm nhiệm chức năng mang thai, sinh con, bởi vậy đây là điều kiện dễ khiến phụ khoa mắc bệnh viêm nhiễm. Các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, ẩm ướt, mùi hôi ở bộ phận sinh dục nữ nếu không được chữa trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, vô sinh hoặc ung thư tử cung.

Vì vậy, khám và loại bỏ các bệnh phụ khoa luôn là việc làm cần thiết đối với mỗi người phụ nữ.

Khám phụ khoa bao gồm những gì?

Thực chất, khám phụ khoa là khám tổng quát toàn bộ các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm kiểm tra tổng quan và kiểm tra, khám xét bên ngoài vùng kín, khám âm đạo, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng…các bộ phận liên quan cơ quan sinh sản.

Kiểm tra tổng quát:  Bác sĩ tiến hành lấy thông tin về chiều cao, cân nặng, huyết áp,tình trạng hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, tiền sử bệnh lý làm cơ sở chẩn đoán, đưa ra phác đồ thăm khám cụ thể hơn.

Khám cơ quan sinh dục: Kiểm tra nếp gấp bẹn, môi lớn, môi bé, vùng mu,tầng sinh môn,... giúp phát hiện dấu hiệu bất thường. Trong quá trình kiếm tra,nếu nghi ngờ mắc bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…để phát hiện chính xác tình trạng.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt đã được bôi trơn vào trong âm đạo, tửcung để quan sát kỹ hơn các dị dạng ở cơ quan sinh dục, tử cung nếu có. Nếu phát hiện tổn thương, bác sĩ sẽ lấy một ít dịch từ cổ tử cung để xét nghiệm xem có chứa dịch khuẩn, hay có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung không.

Khám trực tràng: Ở bước này, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra có khối u nào không. Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiêm khác.

Khám vùng ngực: Khám vú là bước quan trọng giúp phát hiện những bất thường ở tuyến vú, đặc biệt là ung thư vú. Các bệnh nhân sẽ phải tiến hành siêu âm nếu phát hiện có khối u sau khi kiểm tra vùng vú, xương đòn và nách.

Khám vùng bụng: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào vùng bụng dưới của bạn để kiểm tra xem hình dạng, kích thước và vị trí tử cung, kiểm tra xem buồng tử cung có mở rộng không, có khối u nào không.

Ngoài ra, có thể làm một số các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch cổ tử cung...

Khám phụ khoa giúp chị em biết được tình hình sức khỏe của "vùng kín", sức khỏe sinh sản của mình, những biểu hiện hoặc nguy cơ bệnh ở "vùng kín" nếu có. Việc này rất quan trọng vì nếu đi khám phụ khoa thường xuyên,chị em sẽ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao.Nhiều chị em không đi khám phụ khoa đã dẫn tới hậu quả là mắc bệnh ở cơ quan sinh sản mà không biết, khiến cho bệnh ngày càng nặng, chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc mà hiệu quả lại không cao.

Một số điều bạn cần biếtkhi đi khám phụ khoa để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn là:

- Nên giải tỏa tâm lý lo lắng trước khi đi khám phụ khoa.

- Vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để việc kiểm tra được thuận tiện.

- Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.

- Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.

- Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.

- Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.

- Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).

- Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.

- Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
- Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.

Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để pháthiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.

Nếu biết được các điều trên, chắc chắn bạn sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi đi khám phụ khoa.